Những bảo dưỡng cơ bản nhất cần thực hiện đối với xe nâng hàng
Đối với các loại xe nâng hàng cũ và mới, tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của xe ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng xe khi xuất xưởng thì còn phụ thuộc vào quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng hàng năm. Dưới đây là những bảo dưỡng cơ bản nhất cần thực hiện đối với xe nâng hàng mà các doanh nghiệp cần lưu ý.
Những bảo dưỡng cơ bản đối với xe nâng hàng: Bảo dưỡng kiểm tra lốp xe nâng |
Bảo dưỡng kiểm tra lốp xe nâng
- Kiểm tra áp suất lốp xe đối với lốp hơi
Trong quá trình xe hoạt động có thể làm giảm áp suất lốp xe. Bạn cần kiểm tra áp suất lốp và so sánh với số liệu mà nhà sản xuất đưa ra. Hãy đảm bảo áp suất lốp xe ở trong trạng thái tốt nhất để xe hoạt động suôn sẻ hơn.
- Kiểm tra độ mòn lốp xe đối với lốp đặc
Đối với lốp xe nâng loại đặc bạn cần kiểm đa xem lốp có bị nứt hay không cũng như độ mòn của gai. Khi xe chạy có êm không. Nếu xe bị xóc nhiều bạn nên thay lốp.
Có nhiều vấn đề bảo dưỡng xe nâng bạn cần lưu ý
Thay các loại nhớt
- Nhớt máy
Dầu nhớt đảm bảo cho xe vận hành suôn sẻ, các thiết bị ít hao mòn và động cơ hoạt động tốt hơn. Bạn nên thay nhớt máy sau 170 giờ xe hoạt động liên tục. Mỗi lần thay bạn hết khoảng 8 lít nhớt. Loại nhớ thường được sử dụng là nhớt 40.
- Nhớt thủy lực
Nhớt thủy lực thì cần được kiểm tra sau 20.000 giờ hoạt động. Bạn có thể kiểm tra mực nhớt thủy lực bằng cách dừng máy, hạ nĩa xuống đất. Sau đó hạ nắp cabo, rút thước thăm nhớt và lau sạch thước này. Tiếp theo bạn đặt thước trở lại thùng nhớt để kiểm tra mực nhớt đến đâu. Nếu mực nước không đủ bạn cần châm thêm nhớt ngay lập tức trước khi cho khi tiếp tục làm việc. Nếu nhớt thủy lực đã chuyển thành màu đen thì bạn cần thay, mỗi lần thay khoảng 50 lít nhớt 10.
- Nhớt hộp số
Sau 20.000 giờ hoạt động bạn nên thay nhớt hộp số bằng loại nhớt 90.
Thay các loại lọc
Trong các hạng mục bảo dưỡng xe nâng thì ngoài thay loại nhớt thì bạn cũng cần thay các loại lọc.
- Lọc nhớt máy nên được thay sau hai lần thay nhớt.
- Vệ sinh lọc gió sau 70 giờ hoạt động.
- Thay lọc dầu nếu bị bám bẩn quá nhiều hay bị mục nát.
Liên hệ với nhân viên bảo dưỡng của TFV để được tư vấn chi tiết.
Bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị an toàn
Đừng xem nhẹ các thiết bị giúp xe hoạt động an toàn như phanh xe, gương xe, còi, đèn. Cách kiểm tra như sau:
- Kiểm tra mực dầu thắng (trên bình dầu có ghi mực dầu trong phạm vi cho phép).
- Để xe trên địa hình dốc (bạn nhớ quan sát đủ an toàn cho cả người và máy móc) và kéo phanh tay của xe xem xe có bị trôi khi không để kiểm tra phanh tay. Nếu xe bị trôi bạn cần gọi thợ bảo dưỡng xe nâng càng sớm càng tốt.
- Kiểm tra phanh chân bằng cách đạp mạnh phanh xe và kiểm tra khoảng cách từ bàn đạp đến sàn xe. Khi đạp phanh hết cỡ mà bàn đạp còn bị tụt xuống thì cần sửa phanh chân ngay.
- Kiểm tra còi, đèn.
- Chỉnh gương xe để quan sát tốt nhất, phù hợp với chiều cao của người vận hành.
Kiểm tra ắc quy đối với xe nâng điện
Bạn có thể liên hệ với đơn vị bảo dưỡng xe nâng để họ giúp bạn kiểm tra số lần sạc của ắc quy và thay thế khi cần thiết.
Trên đây là những bảo dưỡng rất cơ bản đối với các loại xe nâng hàng. Vui lòng liên hệ với các kỹ sư bảo dưỡng của TFV để họ đưa ra những lời tư vấn tốt nhất!