Xe nâng hàng sử dụng cho giá kệ chui Drive in và Drive thru
Lựa chọn xe nâng hàng kệ chui Drive in và Drive thru rất đơn giản nếu như bạn đã nắm chắc về cấu tạo, thiết kế và cách bố trí đặc biệt của hai loại giá kệ này. Xe nâng hàng dùng để bốc dỡ hàng ở kho xưởng có 2 loại giá kệ này khác rất nhiều so với kho xưởng sử dụng các loại kệ đơn Selective hay kệ Double deep. Trước khi lựa chọn xe nâng hàng dành cho 2 loại kệ này thì hãy cùng TFV Industries tìm hiểu về loại hình giá kệ này có những ưu và nhược điểm gì cũng như cấu tạo và những lưu ý khi lựa chọn xe nâng.
Đặc điểm của kệ chui Drive in và kệ Drive Thru
1. Cấu tạo chung
Cấu tạo chung kệ chui Drive in và kệ Drive Thru
Về cơ bản thì 2 loại giá kệ này nó giống nhau về cấu tạo. Nó đầu được cấu tạo nên từ các bộ phận như:
1, Khung chịu tải
2, Thanh Beam
3, Ray dẫn pallet
4, Trụ bảo vệ
5, Giằng ngang
6, Giằng nóc
2. Điểm giống nhau
- Đều có cách chứa hàng tương tự nhau. Thành phần cấu tạo giống nhau. Lắp ghép thành 1 khối thống nhất. Không có khoảng cách giữa các hàng kệ, giúp tăng diện tích chứa hàng.
- Mỗi khoang chứa hàng tạo 1 đường xuyên suốt để xe nâng di chuyển vào đóng và bốc dỡ hàng hóa.
- Sử dụng chung 1 loại kích thước pallet giống nhau.
3. Điểm khác nhau
Điểm khác cơ bản là phương thức lấy hàng
* Kệ Drive in:
Là hệ thống kệ để hàng xuất nhập theo phương thức LIFO (Viết tắt của Last in – First out); xuất nhập hàng hóa từ 1 đầu.
- Hàng hóa được đóng vào sau cùng sẽ được lấy ra trước, hàng đóng trước nằm bên trong lấy ra sau. Nhập hàng từ tầng kệ cao nhất và xuất hàng từ tầng thấp nhất.
- Cuối hàng kệ Drive in có gắn 1 hệ thống chặn Stop pallet.
- Các kho sử dụng loại giá kệ Drive in thường không chú trọng đến việc lựa chọn hàng hóa. Hàng nào phải nhập, hàng nào phải xuất trước.
* Kệ Drive thru:
- Sử dụng phương thức lấy hàng FIFO (Viết tắt của First in – First out); nhập hàng từ 1 đầu và xuất hàng từ 1 đầu còn lại.
- Việc sử dụng loại kệ này giúp cho việc quản lý hàng tồn kho dễ dàng hơn, đặc biệt hữu ích trong ngành thực phẩm, hóa chất. Những loại hàng có hạn sử dụng ngắn. Những hàng nhập vào trước cần xuất trước, tránh quá hạn sử dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của hai loại kệ này
Kệ chui Drive in và kệ Drive Thru trong kho hàng
* Ưu điểm
- Cho khả năng tận dụng được từ 70-80% diện tích kho xưởng, tăng mật độ lưu trữ hàng hóa.
- Kích thước xuyên suốt; không thay đổi kích thước, thích hợp lưu trữ nhiều hàng hóa giống nhau.
- Ray dẫn Pallet có thể tháo dễ dàng để thay đổi chiều cao của tầng kệ, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Lấy hàng theo phương thức FIFO trên kệ Drive thru giúp quản lý lượng hàng tồn kho dễ dàng.
- Là loại kệ thiết kế chắc chắn, cho khả năng chịu được những loại hàng có tải trọng lớn.
* Nhược điểm
- Không thể xếp chung loại hàng khác nhau, vì cách lấy hàng tuần tự. Không thể lựa chọn tiếp cận lấy hàng theo ý muốn.
- Chiều rộng giữa 2 ray dẫn pallet xuyên suốt, nên chỉ phù hợp với hàng có cùng kích thước pallet.
- Chỉ phù hợp lưu trữ hàng hóa tồn kho lâu ngày. Không phù hợp với mặt hàng cần xuất nhập liên tục.
- Các rack dễ bị hư hỏng do va chạm với thành xe nâng không quá trình di chuyển bốc dỡ hàng.
Lưu ý khi mua xe nâng và Pallet dùng cho hai loại kệ chui Drive in và kệ Drive Thru
- Thường độ cao của thay ray pallet trên tầng 2 sẽ giao với cabin xe nâng. Nên khi lựa chọn xe, cần chú ý đến chiều rộng tổng thể của Cabin, cần nhỏ hơn chiều rộng giữa 2 ray dẫn pallet.
- Nếu thiết kế kệ cao tầng từ độ cao 7 đến 8m trở lên, phải lựa chọn sang các dòng xe nâng Reach Truck ngồi lái.
- Xác định khối lượng hàng muốn đặt trên từng hàng kệ, cần đáp ứng được tải trọng nâng an toàn của xe.
- Lựa chọn loại khung nâng có chiều cao thấp hơn tầng kệ thứ 3, khi nâng hàng lên tầng kệ thứ 2.
- Vì điểm tiếp xúc với 2 ray dẫn là 2 cạnh ngoài pallet nên cần lưu ý chọn những loại pallet có độ chịu tải đủ lớn. Tránh dẫn đến tình trạng nứt gãy pallet.
- Lựa chọn pallet có kích thước phù hợp với khoảng cách của 2 ray dẫn pallet.
- Xếp pallet, cẩn thận ngay ngắn, tránh tình trạng bị kênh chéo pallet, làm rơi rớt hàng gây ra thiệt hại lớn.
- Lái xe vận hành cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn, tránh gây va chạm với khung chịu tải, và ray đỡ pallet gây hư hỏng kệ và đổ hàng.
- Giá kệ khi thiết kế xong, cần có đơn vị kiểm định thứ 3 để chứng thực khả năng chịu tải hàng hóa thực tế.
Các dòng xe nâng phù hợp với loại giá kệ chui Drive in và kệ Drive Thru
Các dòng xe nâng hàng được sử dụng trong kho hàng có giá kệ chui Drive in và kệ Drive Thru
- Xe nâng động cơ, xe nâng dầu/xăng gas
Xe nâng động cơ sử dụng dầu Diesel
Với nhà kho có không gian rộng rãi, thoáng khí, không yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải, có thể sử dụng các mẫu xe nâng chạy động cơ đốt trong như: xe nâng dầu diesel, xăng, gas hoặc xăng gas kết hợp.
Đây là dòng xe nâng cho hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, làm việc tốt ngoài trời, trong môi trường ẩm ướt, mưa, hoặc nhiệt độ cao. Vận hành liên tục, không ngắt quãng, bảo trì và sửa chữa đơn giản.
- Xe nâng điện ngồi lái
Xe nâng điện ngồi lái hiệu Kion
Phù hợp với những không gian khép kín, môi trường công việc yêu cầu không khí thải phát sinh.
Xe nâng điện ngồi lái có khả năng hoạt động linh hoat trong phạm vi rộng, dễ dàng vận hành. Phù hợp với nhiều loại công việc khác nhau, leo dốc tốt, chui container lấy hàng…
- Xe nâng Reach truck
Xe nâng điện đứng lái hiệu TOYOTA
Chuyên dùng khi kệ thiết kế nhiều tầng. Xe có phân bố tải trọng hợp lý để đưa hàng lên cao một cách an toàn hơn. Trang bị các hệ thống an toàn để hỗ trợ người vận hành. Tư thế lái trên xe nâng Reach Truck giúp cho người vận hành có tầm nhìn tốt nhất.