Bạn đã biết cách kiểm tra xe nâng trước khi vận hành chưa ?
Sau một quá trình dài sử dụng, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa xe nâng hàng là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe nâng hàng được vận hành ổn định và tránh hư hỏng nặng. Những kiến thức này cần được người lái xe nắm rõ và trang bị đầy đủ cho mình để sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Bài viết này, TFV sẽ chia sẻ đến bạn cách kiểm tra xe nâng hàng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
1. Kiểm tra gầm xe
Việc kiểm tra dò gỉ nhớt, dầu ở bình thủy lực hay nước ở két rất quan trọng. Bởi vì nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe nâng hàng. gây nóng động cơ và phá hủy một số chi tiết quan trọng của xe nâng.
2. Kiểm tra áp lực hơi bánh xe nâng
Bánh xe nâng là bánh chịu lực chính nên việc kiểm tra áp suất cho nó là điều cần thiết. Nếu để áp suất quá lớn thì khi nâng hàng lốp xe sẽ bị phá hủy gây mất an toàn cho Người vận hành xe nâng hàng, những Người xung quanh và hàng hóa.
3. Kiểm tra bu lông, tắc kê bánh xe nâng
Trong quá trình sử dụng xe nâng hàng thì việc các chi tiết mòn, hay lỏng là điều khó tránh khỏi. Việc bu lông hay tắc kê lỏng, hoặc thiếu nó gây tai nạn rất nghiêm trọng. Chính vì vậy kiểm tra bu lông trước khi vận hành xe nâng hàng là việc cần làm. Cần xiết chặt đối với những bu lông lỏng, và thêm vào đối với những bu lông thiếu.
Kiểm tra bulong, tắc kê bánh xe nâng
4. Kiểm tra càng có biến dạng và nứt không ?
Càng nâng bị nứt hoặc biến dạng khi tải hàng nặng đều gây gãy càng hay tuột hàng, Vì vậy kiểm tra càng nâng trước khi vận hành, và thay càng mới nếu càng nâng bị nứt hay biến dạng.
Kiểm tra càng xe nâng có bị nứt không
5. Kiểm tra càng có bị cao thấp
Trong quá trình làm việc, càng nâng, giá đỡ càng nâng bị mòn không đều, hay do càng nâng không đồng bộ dẫn đến việc càng nâng có hiện tượng bên cao, bên thấp hoặc bên dài bên ngắn. Vậy khi phát hiện đều này ngay lập tức kiểm tra xem nguyên nhân do đâu, và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
6. Kiểm tra dàn nâng có bị lỏng không
Dàn nâng hay giá đỡ càng nâng bị rung lắc do quá trình di chuyển của xe nâng hàng. Kiểm tra và cố định chúng lại ngay.
7. Kiểm tra khóa nắp capo
Kiểm tra khóa nắp ca bô xem có chắc chắn không, và hãy chắc rằng nó không hở và dễ tuột ra.
8. Kiểm tra dầu thắng
Dầu thắng thủy lực nếu thiếu hay không có dẫn đến việc phanh xe nâng hàng không hoạt động. hãy kiểm tra và châm đủ cho nó trước khi vận hành.
9. Kiểm tra nhớt máy
Nhớt máy thiếu gây hiện tượng nóng máy, và ăn mòn xy lanh máy dẫn đến tuổi thọ của xe nâng giảm đáng kế, vì vậy hãy kiểm tra nó, kiểm tra bằng mắt thăm, que thăm…
10. Kiểm tra nhớt thủy lực (nhớt ben)
Nhớt thủy lực hay dầu thủy lực thiếu làm cho việc nâng hàng hoặc di chuyển không được, làm hư hỏng máy bơm dầu, nên hãy kiểm tra dầu thủy lực, nếu thấy thiếu thì hãy châm vào.
11. Kiểm tra nhớt hộp số tự động
Nhớt hộp số thiếu sẽ làm cho các bánh răng mòn và thậm chí còn gãy bánh răng nữa, hãy châm nhớt đầy đủ và thay nhớt định kỳ cho hộp số.
12. Kiểm tra nước bình điện ác quy, riêng đối với bình ắc quy lithium chỉ cần kiểm tra còn hoạt động hay không.
Bình điện xe nâng luôn được châm đầy giúp giữ được tuổi thọ bình và không gián đoạn trong sản xuất, Ngoài ra còn phải luôn vệ sinh bình và các điện cực của nó.
13. Kiểm tra nước giải nhiệt máy
Việc két nước bị hao hụt nước làm mát dẫn đến không làm mát được cho động cơ, và các chi tiết liên quan của xe nâng, vì vậy hãy kiểm tra và châm đầy két nước.
Nước làm mát OKI (1 can 4 lít) đang được bán tại TFV
14. Kiểm tra độ căng dây Curoa của cánh quạt
Dây cu roa quá căng sẽ làm cho các trục động cơ quạt mòn, và có tiếng kêu lớn, Có thể dẫn đến đứt dây. Dây cu roa trùng làm phát ra tiếng kêu lớn, gây mòn hay xẻ rãnh puli, trùng quá dây cu roa có thể nhảy ra khỏi rãnh puli. Vì vậy hãy căng dây cu roa cho phù hợp.
15. Khởi động máy, kiểm tra màu khói ống bô
Màu khói thải của ống bô xe nâng cho ta biết được nguyên nhân gây ra màu khói đó. Đối với màu khói có màu nâu nhạt thì được coi là tốt.
16. Khởi động máy kiểm tra tay lái định hướng
Tay lái chuyển hướng hoạt động bình thường khi chúng ta xoay vô lăng lái xe nâng thì bánh xe sẽ chuyển hướng. Điều đó chứng tỏ hệ thống lái vẫn hoạt động bình thường.
17. Kiểm tra thắng tay xe nâng
Thắng tay hoạt động hay không khi cho xe nâng đứng ở chân sườn dốc và cài thắng tay, nếu xe nâng không trôi thì thắng tay vẫn hoạt động tốt.
18. Kiểm tra cần vô số có hoạt động bình thường không
19. Kiểm tra cần số ở các vị trí số, cần số nhẹ nhàng không thấy gì bất thường là được
20. Kiểm tra cần điều khiển ben ( xy lanh) nâng hạ, ra vào
21. Kiểm tra cần điều khiển
Các cơ cấu như: nâng, hạ càng; sang ngang càng; xy lanh nghiêng khung, xy lanh lái có hoạt động bình thường không.
22. Kiểm tra bàn đạp thắng
Trước tiên hãy kiểm tra tĩnh trước, có nghĩa là đạp bàn đạp khi xe nâng đang đứng yên trước. Sau đó mới chạy tiến, chạy lùi và kiểm tra thắng.
23. Kiểm tra bàn đạp Ambaya (Côn, ly hợp)
Kiểm tra bàn đạp côn, ly hợp xem có bị ngẹt không. Việc kiểm tra này sẽ giúp cho vận hành xe nâng dễ dàng hơn.
24. Kiểm tra đồng hồ táp lô có hoạt động bình thường không
Các đồng hồ tap lô bao gồm, công tơ mét, áp kế, đồng hồ đo xăng, và các đèn báo khác phải sạch sẽ, dễ nhìn và đương nhiên phải còn hoạt động tốt.
25. Kiểm tra đèn pha trước, đèn xi nhan
Kiểm tra đèn pha và đèn xi nhan xem có đầy đủ và sáng không, Đèn sáng không được mờ, đèn xi nhan nháy từ 1-2 lần/ 1 giây.
Với những cách kiểm tra xe nâng hàng trước khi vận hành trên, hy vọng các bạn sẽ biết tự kiểm tra xe nâng hàng mà sếp giao chìa khóa cho bạn cầm lái. Chúc các tài xế xe nâng lái xe an toàn.
Nếu cần bất cứ dịch vụ gì về xe nâng hàng hãy liên hệ ngay cho TFV. Chúng tôi có xe nâng Baoli mới, xe nâng cũ, ắc quy xe nâng,... cam kết chất lượng cùng giá rẻ nhất thị trường!