Cách đọc thông số, dữ liệu trên tấm Nameplate của xe nâng
Khi muốn mua xe nâng hàng hay thuê xe nâng hàng, bạn cần nắm chắc các chi tiết và thông số kỹ thuật của xe. Vậy khi muốn tìm hiểu về xe nâng thì bạn phải dựa vào chi tiết nào?
Những thông tin cơ bản của chiếc xe nâng sẽ được thể hiện trên tấm bảng nhôm hay còn được gọi là tầm thẻ namepallet được gắn trên xe nâng hàng. Dựa vào tấm namepallet bạn sẽ tìm hiểu được Model, số Serial, tải trọng, chiều cao nâng, kích thước bánh xe....
Dưới đây TFV Industries sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc các thông số trên tầm Namepallet
Mục lục |
Cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng hàng
Tấm Namepallet thể hiện thông số kỹ thuật trên xe nâng hàng
Trên đây là tấm Nampallet được gắn trên dòng xe nâng điện thương hiệu TOYOTA. Toyota là dòng xe nâng đến từ Nhật Bản nên các thông số kỹ thuật của xe đều được thể hiện bằng tiếng Nhật. Trong trường hợp, các bạn không thể sử dụng tiếng nhật, thì có thể sử dụng chức năng Google dịch, hoặc xem bài viết dưới đây. TFV sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc thông số của xe.
1. Với mục số 1 có ghi: 8FBEL15 là loại mã hiệu của xe nâng hàng
2. Mục số 2: Mã số thiết kế hay mã nhận dạng của hãng xe nâng TOYOTA: VE62.
3. Mục số 3: có ghi 8FBE18- 10506. Trong đó 10506 là số chế tạo, số khung hay số serri của xe nâng này và được gộp lại 8FBE18- 10506 để quản lý dễ dàng hơn.
4. Mục số 4 có ghi 2840 kg là trọng lượng bản thân của nó. (Tức là xe nâng này có trọng lượng là 2.84 tấn)
5. Mục số 5 có ghi là 3000 mm, đây là chiều cao nâng của xe nâng tính từ càng nâng tới mặt bằng xe nâng đang đứng (Xe nâng nâng hàng lên được 3,0 mét)
6. Mục số 6 có ghi 895 MM. Đây là khoảng cách giữa 2 bánh xe (Thông thường là 2 bánh trước)
7. Mục số 7 Có ghi (FR: front) 18X7-8/4.33 là quy cách của lốp xe nâng bánh trước (Front tiers) được ghi nổi trên bánh. Nếu lốp xe của bạn bị mòn hay bị rách, thì chỉ cần ghi số này lại và cung cấp cho người bán lốp xe nâng rồi mua.
8. Mục số 8 có ghi SOLID là loại lốp đặc không ruột
9. Mục số 9 có ghi 16X6-8/4.33 là quy cách được ghi trên lốp của bánh sau xe nâng. Nếu lốp bị mòn hoặc rách thì chỉ cần dựa vào thông số xe này để có thể mua được lốp mới
10. Mục số 10 có ghi SOLID là loại lốp đặc không ruột
11. Mục số 11 là ghi tháng và năm sản xuất ra chiếc xe
12. Mục số 12 có ghi thông số của bình điện được sử dụng cho chiếc xe nâng điện.
13. Mục số 13 thể hiện thông số tải trọng nâng tại chiều cao tâm nâng là bao nhiêu.
Cách đọc thông số kỹ thuật chiều cao xe nâng hàng
Bảng Name pallet thể hiện chiều cao nâng trên xe nâng
Cách đọc bảng tải trọng sức nâng tâm tải phụ thuộc vào độ cao nâng.
- Dựa theo hình trên thì có 2 bảng: Bảng bên trái là bảng tải trọng tâm tải và chiều cao nâng, còn bảng bên phải là bảng nameplate như trình bày ở bảng thông số kỹ thuật của xe nâng TOYOTA. Vậy nên mình sẽ giải thích bảng bên trái thôi.
- 4350 mm: Là chiều cao nâng của xe nâng
- 2200; 1820; 1500 kg: là tải trọng của xe nâng – Tải trọng thiết kế là 2,5 Tấn
- 500; 700; 900: là tâm tải của xe nâng
- Các điểm màu vàng 1; 2 ; 3 là giao nhau của đường đặc tính tải trọng (a) với các tâm tải 500; 700; 900.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể hiểu: Xe nâng trong khoảng giới hạn an toàn là 2200 kg ở vị trí tâm tải 500 mm; Còn chỉ nâng được 1820 kg ở tâm tải là 700 mm; 1500 kg/900 mm – Ở tất cả chiều cao khi nâng, hạ nhỏ hơn 4350 mm.
==> Lưu ý: Ở độ cao này thì chỉ nâng hạ hàng, lấy hàng dỡ hàng chứ không được di chuyển
Trên đây là cách đọc các thông số trên tấm Namepallet giúp các bạn có thể hiểu được các thông số kỹ thuật của xe giúp cho lựa chọn mua xe nâng của bạn chính xác hơn. Dù là xe nâng điện hay xe nâng động cơ thì bạn hoàn toàn có thể đọc được các thông số cơ bản của xe mà không cần phải nhờ đến kỹ thuật.