Hướng dẫn cách sửa xe nâng tay
Xe nâng tay là thiết bị được sử dụng nhiều trong các kho hàng, đặc biệt là các cửa hàng tạp hóa bán đồ gia dụng hoặc đồ dùng hàng ngày. Chúng được sử dụng để di chuyển hàng hóa trong kho, cửa hàng để giúp cho việc sắp xếp hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Được ứng dụng nhiều trong việc di chuyển hàng hóa nên xe nâng tay không trể tránh được việc hỏng hóc các bộ phận của xe và cần được sửa chữa. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành. Xe nâng tay là thiết bị dễ dàng sử dụng nhưng khi nó hỏng thì không phải ai cũng có thể sửa chữa được.
Dưới đây các bạn hãy cùng Xe nâng TFV cùng tìm hiểu các lỗi hay bị hỏng của xe nâng tay và cách sửa chữa như thế nào.
Các lỗi hư hỏng của xe nâng tay thường gặp
Xe nâng tay có chất lượng tốt, có thể sử dụng trong nhiều môi trường. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng thì nó có thể gặp một số lỗi về phần cứng như:
- Xe nâng tay không thể nâng lên được: Lý do khiến xe nâng tay không nâng lên được là do xe đã được sử dụng lâu ngày nên sin phốt bị lão hóa, van xả bị rò rit dầu thủy lực.
- Xe chỉ có thể nâng những vật tải trọng nhẹ, vật nặng không được nâng lên: do ký hơi bị giảm sút.
- Càng nâng có sự chênh lệch khi hoặt động: do nâng vật có tải trọng quá tải hoặ bị sai góc độ.
- Khung càng xe nâng không thể nâng hạ tối đa: do không khí lọt vào hệ thống bơm thủy lực bên trong động cơ.
- Bánh xe bị mòn: Do chạy quá tốc độ, không kiểm tra tổng thể xe trước khi vận hành
- Đứt, mòn dây bóp xả: Do phanh và bố thắng bị mòn do sử dụng lâu và vận hành sai cách
- Gãy tay bơm: Do vận hành sai quy định gây vỡ vòng nhựa bao bọc cần số.
- Xe xuất hiện âm thanh lạ trong khi di chuyển: Do phanh xe và bố thắng bị mòn đến phần kim loại. Khi hoạt động gây ra ma sát với các bộ phận khác tạo ra âm thanh rít rất chói tai.
Xe nâng tay thương hiệu Interlift
Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay
Sau khi đã tìm ra được lỗi của xe nâng tay thì chúng ta sẽ tiến hành sửa chữa
1. Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành sửa chữa xe nâng tay thì chúng ta cần phải chuẩn bị các dụng cụ để sửa chữa. Các dụng cụ cần thiết để sửa xe nâng tay là:
Dụng cụ cần thiết sử dụng để sửa chữa xe nâng tay
- Búa, cờ lê, tuốc nơ vít, mỏ lết, kìm, lục giác các kích thước
- Đế đỡ
- Dầu thủy lực chuyên dụng cho xe nâng
- Dụng cụ tháo sin phốt và bộ sin phốt mới có kích cỡ phù hợp với xe nâng.
Đó chính là những dụng cụ cần thiết mà bạn phải có trước khi bắt tay vào sửa chữa xe nâng tay. Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bạn sẽ tiến hành việc sửa chữa xe nâng tay.
2. Tiến hành sửa chữa xe nâng tay
Để sửa xe nâng tay cần tiến hành theo 5 bước cơ bản
Bước 1: Tách rời tay bơm ra khỏi xe nâng tay
Trước tiên cần phải di chuyển xe nâng tay ra vị trí rộng rãi, khô ráo.
Sau đó di chuyển sợi xích bóp xả ra khỏi cò xả, rồi đưa tay bơm xuống thấp và lấy tua vít xuyên qua 2 lỗ nhỏ trên tay bơm để chặn lò xo để tháo tay bơm xe nâng ra dễ dàng. Lấy cốt tay bơm ra khỏi vị trí và để riêng sang 1 bên.
Tay bơm xe nâng tay
Tiếp theo, tháo phần trụ bơm ở 3 vị trí: 2 bên bệ đỡ trụ và phía trên đầu ty. Bộ lục giác, búa, cây đục chốt sẽ giúp chúng ta thực hiện thao tác này dễ dàng.
Sau đó lấy ty ben và ty bơm ra khỏi thân bơm và tháo rời nắp vặn thân bơm. Vệ sinh nhớt cũ ở ty và trong các bộ phận thân bơm bằng khăn sạch và dầu vệ sinh chuyên dụng, lau sạch rỉ sét, cặn bẩn để xe nâng tay hoạt động hiệu quả hơn.
Bước 2: Tháo và thay phốt
Trước khi thay và tháo phốt thì chúng ta cần chọn mua sin phốt có kích thước như sin phốt cũ để có thể lắp khớp vào các rãnh phốt. Cần phải vệ sinh sạch sẽ khe rãnh phốt sau đó lắp phốt mới đã được chuẩn vào.
Tháo và thay sin phốt xe nâng
Chú ý: Khi tháo thì nên đặt các bộ phận theo thứ tự. Điều này thì sẽ làm cho việc lắp lại các bộ phận diễn ra nhanh chóng hơn.
Bước 3: Lắp ráp thân bơm và tay xe nâng
Quy trình lắp ráp thân bơm và tay xe nâng ngược lại với quy trình tháo. Đầu tiên vặn lại nắp thân bơm, ráp ty bơm và ti ben vào vị trí cũ. Sau đó gắn lại trụ bơm, cốt bơm và tay bơm vào thân xe nâng. Xỏ dây xích bóp xả vào tay bơm để xe nâng có thể tiếp tục vận hành.
Lắp ráp thân bơm và tay xe nâng
Bước 4: Châm dầu thủy lực
Tháo rời ốc ở vị trí sau lưng trụ bơm sau đó châm dầu thủy lực mới vào. Cho dầu vào đến khi mực dầu đầy tối đa và vặn ốc lại như cũ.
Dầu thủy lực có tác dụng bôi trơn hệ thống máy móc trong bơm thủy lực. Giảm thiểu ma sát giúp quá trình hoạt động của máy được thực hiện nhịp nhàng. Hạn chế hư hỏng hao mòn các chi tiết. Dầu thủy lực cần được châm thường xuyên, tránh để xảy ra tình trạng hư heo dầu ảnh hưởng đến công suất hoạt động của xe nâng. Cạn dầu cũng khiến các bộ phận của xe nâng nhanh hỏng.
Bước 5: Kiểm tra hiệu quả quá trình sửa chữa xe nâng tay
Giữ tay bóp xả và kiểm tra hoạt động nâng hạ của tay xe nâng trong khoảng 15 lần. Thao tác này giúp đẩy hết khí còn sót trong thân bơm ra ngoài, hạn chế tràn dầu khi hoạt động. Thử hoạt động của xe bằng cách vận chuyển hàng hóa với trọng lượng khoảng 80% trọng lượng tối đa. Nếu ty ben không dịch chuyển nghĩa là xe nâng tay đã hoạt động ổn định.
Xe nâng tay 3 tấn, càng dài 1.5m tại TFV
Với 5 bước hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay mà TFV đã chia sẻ, hy vọng có thể giúp các bạn sửa chữa xe nâng tay một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bạn hãy lựa chọn địa điểm mua xe nâng uy tín và chất lượng như TFV để được đảm bảo về cả giá thành và chất lượng của xe. TFV là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dòng xe nâng cũ và xe nâng mới của các thương hiệu nổi tiếng.
Đến TFV để được lựa chọn và được hưởng những chế độ ưu đãi.
CÔNG TY TNHH TFV INDUSTRIES
MST: 0107410802 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 27/04/2016
Showroom 1: Nhà V1, TTTM Mê Linh Plaza, TT Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
Showroom 2: 089 Đường ĐT 746, Tân Hóa, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương.
Showroom 3: Km0+500, QL 37B, Tiền Trung, Ái Quốc, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương (Đối diện KCN Nam Sách)
Hotline MB: 0919 159 338
Hotline MN: 0915 587 229
Website: https://tfv.vn/ Email: sales@tfv.vn