Tại sao cần phải bảo trì bảo dưỡng xe nâng ?
Xe nâng hàng ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Mục đích của việc sử dụng xe nâng trong doanh nghiệp là để nâng cao hiệu quả công việc và giúp tiết kiệm sức người.
Sau thời gian hoạt động của xe nâng, máy móc khó tránh khỏi việc xảy ra các vấn đề. Bảo dưỡng xe nâng là việc làm cần thiết để kéo dài tuổi thọ và vận hành xe nâng tốt nhất trong thời gian sử dụng. Vậy xe nâng cần bảo trì và bảo dưỡng những gì?
Hãy cùng TFV tìm hiểu về vấn đề bảo dưỡng xe nâng này nhé!
Vì sao cần phải bảo trì và bảo dưỡng xe nâng?
Các nguyên nhân gây ra việc hư hỏng xe nâng
Tổng quát về việc bảo trì và bảo dưỡng xe nâng
Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng hàng
Nên bảo trì và bảo dưỡng xe nâng ở đâu?
Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu các nội dung đó nhé
1. Vì sao chúng ta cần phải bảo trì và bảo dưỡng xe nâng?
Xe nâng là dòng xe nâng hàng được thiết kế với công suất lớn, thời gian hoạt động dài và hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Việc bảo trì và bảo dưỡng xe nâng là phương pháp tối ưu nhất cho quá trình kéo dài tuổi thọ của xe nâng và nâng cao năng suất làm việc. Để đảm bảo xe nâng hoạt động tốt nhất thì cần được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên.
Khi sử dụng xe nâng mà không bảo trì bảo dưỡng thường xuyên thì sẽ dẫn đến hư hỏng và và tốn nhiều thời gian, chi phí bảo dưỡng xe.
2. Nguyên nhân gây hư hỏng xe nâng
Các yếu tố dẫn đến việc hư hỏng xe nâng
- Đặc điểm về nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của xe nâng. Đây là yếu tố sẽ làm giảm tuổi thọ của xe nâng nếu như không được bảo trì và bảo dưỡng.
Làm việc trong môi trường không đảm bảo về nhiệt độ, thì hiệu suất làm việc của bộ tản nhiệt sẽ kém đi nhất là khi nhiệt độ môi trường cao, sự giãn nở và tính đàn hồi của lốp cũng kém đi.
Lốp xe nâng
Các chất lỏng thủy lực của động cơ nhanh bị tiêu tốn, hệ thống cũng cấp nhiên liệu thường bị chặn và các phanh thủy lực dễ bị hư hỏng. Làm việc trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao là nguyên nhân làm loãng dầu bôi trơn trong hệ thống hoạt động. Do đó, khả năng hoạt động của xe nâng sẽ kém đi và dễ bị bào mòn.
Chất lỏng bị chảy, rò tỉ ở hệ thống xe nâng
- Qúa trình hoạt động liên tục của xe
Khi xe nâng làm việc và hoạt động với hiệu suất hoạt động cao và liên tục thì sẽ làm động cơ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn và sẽ gây ảnh hưởng đến động cơ hoạt động của xe.
Động cơ quá nóng sẽ làm gia tăng nhiệt độ chất làm mát, hiệu suất phanh dễ hỏng hóc do sự lão hóa của xi lanh phanh, cốc bơm phụ hoặc khô dầu phanh.
Khi xe nâng hoạt động liên tục như vậy mà không chú ý thì sẽ nổ lốp xe và giảm tuổi thọ của xe.
3. Tổng quát về việc bảo trì và bảo dưỡng xe nâng
Dù là xe nâng mới hay xe nâng cũ, sau thời gian sử dụng nhất định thì cũng cần được bảo trì và bảo dưỡng. Khi bảo trì và bảo dưỡng xe nâng thì cần chú ý đến các yếu tố :
Hệ thống phanh xe
- Hệ thống phanh xe cần được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành
- Kiểm tra dầu mỡ, hộp số và vòng bi của xe
- Kiểm tra hệ thống vận hành : bộ phận điều khiển và hệ thống thủy lực
- Kiểm tra hệ thống lái: Bánh lái, bánh tải trọng, trục bánh xe, tay lái. ...
- Kiểm tra hệ thống điện cho xe nâng: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, các nguồn điện sẵn có và còi xe
- Kiểm tra ắc quy, bo mạch và vệ sinh hệ thống xe
- Thay thế các thiết bị tiêu hao: dầu máy, mỡ bò, dầu thủy lực
- Kiểm tra tốc độ và tải trọng của xe sau khi được bảo hành
Để xác định được tình trạng máy móc của xe nâng thì chúng ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau:
- Tuổi thọ và điều kiện môi trường làm việc
- Các yếu tố về thiết bị an toàn trong vận hành xe nâng
- Kiểm tra các thiết bị dễ bị ăn mòn, hư hỏng
- Xem xét các hồ sơ và tình trạng máy bảo trì bảo dưỡng trước đó.
Qúa trình bảo trì và bảo dưỡng xe nâng hàng được thực hiện vào các mốc thời gian khác nhau. Tùy vào các chi tiết, bộ phận máy móc và thời gian vận hành sử dụng để xác định thời gian bảo trì và bảo dưỡng xe.
– Đối với thời gian bảo dưỡng tính theo giờ hoạt động của xe thì sẽ có khung giờ như sau: 300 giờ, 600 giờ,900 giờ, 1200 giờ, 1500 giờ, 1800 giờ, 2100 giờ và 2400 giờ căn cứ vào số giờ hoạt động nhân viên bảo dưỡng sẽ biết kiểm tra hoặc sửa chữa các bộ phận cần thiết nào để đảm bảo xe nâng được vận hành tốt nhất.
– Đối với thời gian bảo dưỡng tính theo tháng sẽ có các mức thời gian như là 1.5 tháng, 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng.
Thay vì bảo dưỡng xe nâng theo các mốc thời gian mà nhà sản xuất đưa ra thì chúng ta cần phải bảo dưỡng xe nâng hàng ngày và hàng tháng.
- Hàng ngày trước khi vận hành xe thì cần phải kiểm tra kỹ các bộ phận của xe.
- Cứ sau 200 giờ hoạt động là phải kiểm tra tổng thể xe 1 lần để xem trong quá trình hoạt động có xảy ra lỗi gì không.
- Bảo trì xe nâng hàng quý sau khi sử dụng xe. Nên kiểm tra chi tiết từng bộ phận của xe, thực hiện vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của xe để đảm bảo xe có thể hoạt động tốt trong khi sử dụng.
4. Quy trình bảo dưỡng xe nâng hàng
Bảo dưỡng xe nâng tổng thể hay bảo dưỡng chi tiết từng bộ phận còn tùy thuộc và dựa theo thời gian sử dụng và mức độ sử dụng. Đối với dòng xe nâng dầu và xe nâng điện về quy trình và cách thực hiện bảo dưỡng cũng có sự khác nhau.
Chính vì thế khi bảo dưỡng xe chúng ta cần phải lưu ý những đặc điểm chính và những điểm khác nhau giữa xe nâng điện và xe nâng dầu để có thể bảo dưỡng đúng cách và chuẩn xác nhất.
Các khâu bảo dưỡng xe nâng cần có là:
Các khâu kiểm tra xe nâng hàng
Khâu kiểm tra
- Kiểm tra hệ thống phanh xe nâng
- Kiểm tra hệ thống thủy lực
- Kiểm tra hệ thống điện
- Kiểm tra giá nâng
- Kiểm tra bình điện
Khâu thay thế sửa chữa
- Thay thế nhớt máy, nhớt thủy lực, mỡ bò, nước giải nhiệt, acid bình điện, dầu thắng
- Vô dầu mỡ cho bạc đạn bánh xe, khung trượt bạc đạn của khung nâng, xích nâng
Khâu vệ sinh
- Vệ sinh cho hệ thống máy, bo mạch điện và hệ thống relay điều khiển của xe.
5. Nên bảo trì và bảo dưỡng xe nâng ở đâu?
Khi lựa chọn đơn vị bảo dưỡng xe nâng các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Hợp đồng bảo dưỡng phải được lập ra rõ ràng các điều khoản cùng với những yêu cầu và quyền lợi cũng như nghĩa vụ thực hiện. Cam kết đúng thời gian và chất lượng bảo dưỡng dưới sự đồng nhất giữa hai bên.
– Chọn nơi gần với bạn để thuận tiện cho việc di chuyển theo dõi và sửa chữa.
– Tìm hiểu kỹ các trung tâm bảo dưỡng chọn nơi uy tín được đánh giá cao và có phong cách làm việc chuyên nghiệp, thợ sửa chữa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và rành kỹ thuật để có thể dễ dàng giải quyết sự cố
Bảo trì bảo dưỡng xe nâng hàng
TFV là doanh nghiệp cung cấp xe nâng và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe nâng chuyên nghiệp nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành sửa chữa và bảo dưỡng xe nâng hàng, TFV tự tin là doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Với chi nhánh từ bắc vào nam, chúng tôi có thể phục vụ các bạn mọi lúc mọi nơi. Lựa chọn các dịch vụ tại TFV là lựa chọn thông minh cho quý khách hàng.