Tất cả những điều bạn phải biết về xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái là dòng xe nâng hàng được thiết kế theo quy chuẩn hiện đại, sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy để nâng, hạ hoặc di dời hàng hóa, vật dụng. Với thiết kế nhỏ gọn giúp phù hợp cho nhà xưởng có lối đi hẹp. Nhất là chi phí thuê kho bãi ngày 1 đắt đỏ, việc tiết kiệm không gian kho trở nên bức thiết.
Việc nắm được cấu tạo của các dòng xe nâng hàng như xe nâng điện ngồi lái hay xe nâng điện đứng lái hay xe nâng dầu sẽ giúp khách hàng hiểu được quy trình vận hành, cũng như sử dụng và bảo trì xe tốt hơn. Hãy cùng TFV tìm hiểu chi tiết về cấu tạo xe nâng điện đứng lái ngay sau đây nhé!
Mục lục1. Cấu tạo xe nâng điện đứng lái |
Cấu tạo xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái hay còn gọi là xe nâng reach truck là xe nâng hàng được sử dụng trong các nhà kho có lối đi hẹp giữa các giá kệ.
Xe nâng điện đứng lái bao gồm nhưng bộ phận sau đây:
Khung nâng
Đây là bộ phận chính chịu lực và tải trọng của xe nâng. Khung nâng với kết cấu và khả năng chịu lực rất quan trọng; nhất là khi nâng hàng lên vị trí cao hay thường xuyên cần nâng hạ khối hàng nặng.
Khung nâng xe nâng hàng
Khung nâng được chế tạo từ kim loại bền bỉ, nên khung nâng có thể chịu được tác dụng lực mạnh, nhất là khi xe đang thực hiện nâng đỡ.
Thang nâng
Có chiều dài linh hoạt, giúp hàng hóa được nâng lên cao một cách dễ dàng. Thang nâng thường có chiều dài khoảng từ 3 đến 6 mét, một số loại xe nâng điện đứng lái đặc biệt có thể nâng hàng đến độ cao 10 mét.
Tùy thuộc vào mỗi loại xe nâng mà khung nâng được trang bị là loại khung nâng 1 tầng, 2 tầng hoặc nhiều tầng ghép nối với nhau. Các tầng của khung nâng có thể trượt trên nhau dễ dàng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống thủy lực, xích tải và pulli.
Đối trọng
Đây là bộ phận được trang bị ở cuối xe nâng điện đứng lái, có dạng khối và được chế tạo từ kim loại.
Đối trọng của xe nâng hàng
Bộ phận này có tác dụng chịu lực, giữ cân bằng cho xe nâng khi di chuyển, cũng như khi phải chịu lực lớn ở phần đầu xe khi thực hiện nâng hạ hàng hóa.
Càng nâng
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng hàng đầu không chỉ riêng xe nâng điện đứng lái, mà ở bất kỳ loại xe nâng điện nào cũng vậy. Càng nâng có rất nhiều thiết kế khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng đa dạng như càng nâng siêu thấp, càng nâng siêu dài, càng nâng siêu rộng,…
Càng nâng của xe nâng
Chiều dài của càng nâng được chuẩn hóa và có thể tương thích với nhiều mẫu xe nâng khác nhau như LF 107, LF152 và LF 197.
Giá nâng
Đây là bộ phận kết nối giữa càng nâng với khung nâng, có thể thay đổi chiều cao dễ dàng bằng pulli dẫn hướng và hệ thống xích. Bộ phận này cũng góp phần đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình xe vận hành.
Lốp xe
Có hai dạng lốp xe nâng là loại lốp đặc và loại lốp hơi khí nén. Mỗi loại lốp xe sẽ mang những tính năng nổi bật riêng biệt và tương thích với điều kiện địa hình hoạt động khác nhau.
Lốp đặc xe nâng hàng
Lốp đặc thường được ứng dụng để vận hành trong các công trình thi công xây dựng, để ngăn chặn sự gây hại từ những vật sắc nhọn.
Lốp hơi khí nén thường được ưa chuộng dùng trong những khu vực bằng phẳng, êm ái.
Các bạn có thể tìm hiểu về lốp xe nâng tại https://tfv.vn/chon-mua-lop-xe-nang-can-phai-biet-nhung-gi
Hệ thống thủy lực
Bộ phận này được lắp đặt bên trong thân xe nâng điện đứng lái nên chúng ta khó có thể quan sát chi tiết từ bên ngoài. Tác dụng của hệ thống thủy lực là cung cấp dầu thủy lực cho toàn bộ hệ thống xe nâng, giúp xe nâng có thể vận hành.
Hệ thống thủy lực của xe nâng điện đứng lái
Buồng lái
Là khu vực đứng lái của người điều khiển, và là nơi trang bị hệ thống điều khiển xe nâng.
Khu vực này có tay lái; bàn đạp điều khiển; các công tắc vận hành; bảng điều khiển.
Tùy thuộc vào thiết kế của mỗi loại xe nâng mà buồng lái có thể được bao bọc bằng khung bảo vệ, hoặc là loại buồng lái trống.
Bảo vệ phần nóc cabin
Đây là bộ phận giúp bảo vệ người lái khỏi những nguy cơ gây hại từ trên cao khi xe vận hành, và được chế tạo từ kim loại vô cùng bền bỉ.
Bảo vệ phần nóc cabin
Hệ thống điều khiển điện tử
Hệ thống điều khiển điện tử giúp người thực hiện các thao tác vận hành xe nâng điện đứng lái được linh hoạt, trơn tru và chính xác hơn.
Trong quá trình thao tác, khai thác thiết bị, bạn cần phải biết rõ cấu tạo của xe nâng để có thể vận hành chính xác và hiệu quả nhất. Ngoài việc biết khai thác xe nâng thì cũng cần phải nắm rõ quy trình bảo trì và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên.
Nếu như không nắm rõ chính xác cấu tạo của xe nâng để vận hành thì sẽ gây khó khăn cho người vận hành trong quá trình thao tác.
Người lái hoàn toàn có thể thực hiện nhiều chức năng chỉ với một thao tác.
Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái
Xe vận hành bằng nhiên liệu điện, do đó, trước khi sử dụng xe, bạn phải tiến hành nạp đầy bình điện cho xe, để đảm bảo quá trình xe vận hành không bị gián đoạn. Với mỗi lần nạp đầy bình điện, xe có thể hoạt động trong khoảng thời gian đến 8 tiếng.
Trên xe nâng sẽ có tổ hợp các thao tác như nâng hạ, nghiêng ngả khung, tiến lùi… để có thể dễ dàng di chuyển và sắp xếp hàng hóa. Mỗi thao tác đều rất quan trọng cần lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Những lưu ý khi lái xe nâng bạn cần phải biết ?
Xe nâng điện đứng lái là loại xe nâng khó lái, khó vận hành hơn so với xe nâng điện ngồi lái. Để đảm bảo an toàn khi vận hành thì cần phải lưu ý những điều sau:
- Phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi lái xe.
- Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
- Phải tuân thủ các quy tắc khi lái xe nâng
- Không tự ý lái xe khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hay có kinh nghiệm vận hành dạng xe đứng lái
- Không thực hiện thao tác nâng hay di chuyển khi càng nâng bị ngả về phía trước, vì rất dễ khiến hành hóa bị đổ.
Hãy đến với TFV để sở hữu chiếc xe nâng hàng đúng ý và được hướng dẫn sử dụng xe nâng một cách chi tiết nhất.
TFV là công ty chuyên phân phối các dòng xe nâng đến từ các thương hiệu xe nâng nổi tiếng nhất. Bên cạnh đó, TFV còn có các dịch vụ chuyên về sửa chữa và bảo trì bảo dưỡng xe nâng hàng. Chúng tôi tự tin có thể giải đáp hết thắc mắc về xe nâng của các bạn.