Cách khắc phục lỗi, hư hỏng của hộp số xe nâng
Hộp số xe nâng hàng là một trong những bộ phận quan trọng nhất nói lên chất lượng của một chiếc xe nâng. Hộp số có vai trò thay đổi tỉ số truyền giữa động cơ và bánh của một xe nâng, cho phép xe có thể di chuyển với vận tốc cao nhất như mong muốn của người dùng.
Trong bài viết này, các bạn hãy cùng TFV tìn hiểu về cấu tạo, những lỗi thường gặp ở hộp số xe nâng và cách khác phục những lỗi đó.
Xe nâng hàng sử dụng 2 loại hộp số, là số sàn và số tự động. Mỗi loại hộp số có cấu tạo, cách sử dụng và quy trình bảo trì và bảo dưỡng khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu về hai loại hộp số này.
Mục lục |
Cấu tạo hộp số xe nâng
a. Hộp số sàn/ số tay
Hộp số sàn còn có cách gọi khác là hộp số cơ hay hộp số tay, đây là loại hộp số có tuổi đời cao nhất. Nó có cấu tạo khá đơn giản, giá thành rẻ, thời gian sử dụng lâu dài.
Đặc điểm của hộp số sàn là khi đổi số thì lực kéo sẽ tốt hơn, thường thì các xe nâng dầu có sức nâng lớn thì sẽ sử dụng hộp số sàn.
Hộp số sàn gồm có các bộ phận: bánh răng, trục hộp số, bộ đồng tốc, ổ bi, được bao bọc bởi vỏ và nắp hộp số.
Chức năng chính của các bộ phận:
- Bánh răng: Đây là bộ phận chính, có nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền, từ đó làm thay đổi tốc độ quay giữa các chi tiết.
- Trục hộp số: Hộp số dọc thường có 3 trục gồm
+ Trục sơ cấp
+ Trục trung cấp
+ Trục thứ cấp.
Ưu điểm và nhược điểm của hộp số sàn
- Ưu điểm
+ Giúp xe nâng hoạt động được ở nhiều loại môi trường khác nhau. Đặc biệt là xe nâng phải trở hàng nặng hoặc phải leo dốc.
+ Việc bảo trì và bảo dưỡng tốn ít chi phí hơn.
+ Giúp người vận hành kiểm soát xe tốt hơn trong khi sử dụng
- Nhược điểm
+ Việc điều khiển xe nâng số sàn sẽ khó hơn số rự động,
+ Có thể gây mỏi chân vì chân phải hoạt động liên tục với chân côn.
b. Hộp số tự động
Hộp số tự động có cấu tạo và nguyên lý hoạt động phức tạp hơn hộp số cơ.
Hộp số tự động sử dụng bộ biến mô thủy lực để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Bên trong hộp số là các bánh răng phức tạp kết hợp với nhau để tạo nên các cấp số cho xe.
Ưu điểm và nhược điểm của hộp số sàn
- Ưu điểm
+ Rất dễ điều khiển, chỉ cần bật công tắc di chuyển tới hoặc lui và đạp ga là được.
+ Phù hợp với người mới tập lái xe.
- Nhược điểm
+ Do cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa và bảo trì cũng khó hơn.
Các sự cố có thể xảy ra với hộp số
- Trong quá trình làm việc, có thể vướng túi lion hoặc dây rợ... quấn quanh vào trục bánh xe trước. Khi xe chạy thì trục quay sẽ kéo các loại dây theo vào trong hộp số sẽ phá vỡ seal, phốt gây chảy nhớt hộp số.
- Việc đẩy nhiều hàng ở container cũng sẽ gây quá tải và gây cháy bố hộp số.
- Gạt cần số về số lui trong khi xe đang trên đà chạy tới. Nếu chuyển số đột ngột có thể gây vỡ hộp số và gây mòn các lá bố.
Làm thế nào để khắc phục các sự cố về lỗi hộp số.
- Không chuyển số đột ngột
Phải tuân thủ đúng nguyên tắc khi muốn cho xe nâng di chuyển.
Khi muốn thay đổi hướng xe tiến hoặc lùi, cần phải cho xe dừng hẳn rồi mới gạt điều khiển cần số
Không được phép đột ngột gạt cần số ngược với hướng chạy của xe nâng.
- Trong quá trình vận hành cần phải chú ý đến những vật xung quanh như túi bóng nilon hoặc các vật dụng khác như dây rợ, vật dụng có thể quấn vào hộp số trong quá trình di chuyển,
- Không dùng xe nâng để nâng và đẩy các pallet có tải trọng lớn, gây quá tải và làm hư hỏng hộp số.
- Thường xuyên kiểm tra nhớt hộp số, lọc nhớt, van số điện, bơm, đồng hồ báo...
- Ngưng vận hành xe khi có bất cứ hiện tượng lạ hoặc tiếng kêu lạ của xe trong khi vận hành.
Nếu xe của bạn có gặp các vấn đề về hộp số thì hãy gọi ngay đến cơ sở chuyên bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng như TFV để khắc phục tình trạng đó.
TFV là công ty đi đầu trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng, chúng tôi tự tin có thể xử lý các vấn đề về xe nâng của bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tận tình nhất: