Phải biết 16 thông số này trước khi mua xe nâng điện ngồi lái.
Xe nâng điện là dòng xe nâng nổi tiếng là tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng, bảo trì bảo dưỡng. Với sự cải tiến và phát triển về mẫu mã đa dạng, xe nâng điện đang là mặt hàng được các doanh nghiệp ưa chuộng và tin dùng nhiều nhất.
Nhưng trước khi mua xe nâng điện, chúng ta cần phải tìm hiểu về thông số của xe, để có thể hiểu được cách sử dụng và vận hành xe như thế nào cho an toàn và hiệu quả nhất.
Dưới đây TFV sẽ giải đáp cho các bạn về các thông số của xe nâng điện.
1. Tải trọng ( Load Capacity )
Tải trọng của xe nâng hàng có thể hiểu là trọng lượng cực đại mà một hệ thống nâng có thể nâng được. Trên thiết bị khoan gọi là sức nâng tải.
Thông số xe nâng điện KOMATSU
Đây là thông số cơ bản của chiếc xe nâng điện mà chúng ta cần phải hiểu trước khi mua xe. Ví dụ như xe nâng điện có tải trọng là 4 tấn thì có thể nâng được khối hàng có lượng tải trọng là khoảng 4 tấn.
Nhưng có một lưu ý là khi càng nâng hàng lên cao thì tải trọng càng giảm dần. Điều đó tương đương với việc bạn sẽ phải giảm lượng hàng hóa xuống khi muốn nâng lượng hàng hóa đó lên một tầm cao nhất định
2. Trọng tâm tải ( Load Center )
Trọng tâm tải có thể hiểu là khoảng cách giữa khối lượng hàng cần bốc dỡ với trọng tâm của xe. Đây là yếu tố giúp xe có thể giữ cân bằng khi di chuyển thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa.
Trọng tâm tải của xe nâng
Yếu tố này giúp người sử dụng xe ước lượng được khối lượng, kích thước của hàng cần bốc dỡ để hàng không bị lật và quá tải khi di chuyển.
3. Chiều cao nâng ( Lift Height )
Chiều cao nâng là chiều cao được tính từ mép trên của càng xe xuống dưới mặt đất. Chiều cao này tượng trưng cho khả năng nâng của xe nâng. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà người mua chọn các loại càng xe khác nhau.
4. Chiều cao nâng tự do ( Free Liftt )
Chiều cao nâng cao nhát của xe nâng dầu 3.5 tấn
Đây là chiều cao được tính từ mặt đất lên đến điểm nâng cao nhất của càng nâng.
5. Độ nghiêng thanh nâng ( Tilt Angle )
Độ nghiêng của thanh nâng là góc nghiêng của thanh nâng ở vị trí thẳng đứng so với vị trí thanh nâng về phía trước và hướng ra đằng sau. Thông số này là tương trưng cho khả năng linh hoạt của xe nâng.
6. Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng ( Lenght to face fork )
Khoảng cách tính từ càng xe đến đuôi xe
Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng là chiều dài chính xác của xe tay nâng. Đây là thông số xác định chiều dài thực tế của xe.
7. Bán kính chuyển hướng ( Turning Radius )
Bán kính chuyển hướng xe là bán kính khi xe đánh lái hết cỡ và xe quay tròn. Thông số này giúp người lái có thể canh chính xác đường đi trong khi di chuyển
8. Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc ( Right aisle stacking aisle width )
Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc là độ rộng quay xe. Độ rộng quay xe khi xe đang tiến hoặc lùi xe, khi xe quay sang trái hoặc xe quay sang phải. Đây là một thông số quan trọng đối với các loại xe nâng dùng trong kho, nhất là đối với những chiếc xe nâng forklift hoặc xe nâng điện đứng lái
9. Khoảng sáng gầm xe ( Ground clearance )
Khoảng sáng gầm xe nâng được đo từ mặt đất đến gầm xe nâng. Thông số này giúp bạn có thể lựa chọn loại xe phù hợp cho những nhà kho có nặt sàn gồ ghề.
10. Chiều cao xe khi thanh nâng hạ cao nhất hoặc là thấp nhất ( Mast lowered-extended height )
- Thông số chiều cao xe nâng khi thanh nâng hạ thấp nhất: giúp chúng ta có thể xác định được khả năng đi qua cửa của xe nâng. Từ đó giúp bạn chọn được những mẫu xe có thiết kế phù hợp với nơi làm việc
- Thông số chiều cao khi thanh nâng cao nhất: giúp chúng ta có thể xác định được chiều cao thanh nâng cao nhất có chạm trần hay không.
11. Chiều cao giá đỡ càng ( Backrest height )
Chiều cao giá đỡ càng cho chúng ta biết chiều cao tối đa của hàng mà chúng ta có thể bốc đi. Ví dụ chiều cao giá đỡ càng của chiếc xe là 2 m thì chiều cao hàng hóa của chúng ta có thể bốc đi là 2 m.
12. Độ mở càng ( Fork Spread )
Độ mở càng là chiều dài khoảng cách khi bạn mở 2 càng hết cỡ và khép hai càng hết cỡ lại với nhau.
13. Lực kéo tối đa ( Max drawnbar full )
Giúp bạn xác định được lực kéo hàng tối đa của xe nâng. Có thể kéo được bao nhiêu tấn hàng . Thông số này rất quan trọng đối vowqsi những doanh nghiệp muốn kéo hàng và vận chuyển hàng trong container.
14. Hệ thống tự động khóa an toàn ( Auto - Lock suspension system )
Hệ thống này có tác dụng tạm dừng tất cả các hoạt động di chuyển và nâng hạ khi người lái rời khỏi xe. Đồng thời xe sẽ phát ra tiếng kêu như tiếng cảnh báo, và tiếng kêu sẽ dừng khi người lái trở lại xe.
15. Khả năng leo dốc ( Grade Ability )
Thông số khả năng leo dốc cho biết bạn có thể cho xe leo dốc bao nhiêu độ khi không có hàng hóa.
16. Tốc độ di chuyển ( Travel Speed )
Đây là vận tốc của xe đạt được khi không có tải và có tải.
Đây là 16 thông số chúng ta cần nắm được khi mua xe nâng điện ngồi lái. Dựa vào sựu hiểu biết về các thông số này thì chúng ta có thể lựa chọn được chiếc xe nâng điện phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Tại TFV có cung cấp và phân phối xe nâng điện với nhiều loại tải trọng khác nhau phục vụ nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng.
Ngoài xe nâng điện, TFV còn cung cấp các loại xe như xe nâng dầu , các hãng xe nổi tiếng như TOYOTA, TCM, xe nâng EP... cùng các loại phụ kiện và phụ tùng cần thiết cho xe nâng. Đảm bảo hàng chính hãng và giá rẻ nhất thị trường.
Bạn có thể đến TFV để lựa chọn cho doanh nghiệp của mình chiếc xe ưng ý nhất.